top of page
  • Writer: Đồng chí Anh
    Đồng chí Anh
  • Jun 11
  • 4 min read

Updated: Jun 13

Bài viết bao gồm thực hành chữa lành tự nhiên. Nếu độc giả lựa chọn làm theo, xin hãy chịu trách nhiệm với sự lựa chọn này.


Ăn thô là gì?


Người ta thường định nghĩa ăn thô là ăn sống tất cả mọi thứ.


Nhưng chúng ta đâu phải động vật hoang dã mà tùy tiện ăn thịt sống?


Cũng đâu phải con gà con vịt mà đòi ăn hạt gạo sống?


Nên tôi cho rằng, với loài ăn thịt như sư tử, chế độ ăn thô bao gồm cả thịt sống.


Với loài ăn tạp như gia cầm, chế độ ăn thô bao gồm cả ngũ cốc sống.

Còn với chúng ta, ăn thô là ăn thực phẩm được tạo hóa thiết kế dành cho cơ thể người, tức là những thứ giàu dinh dưỡng, ăn sống được mà không gây đau bụng.

Chúng bao gồm:

  • Hoa quả

  • Rau củ

  • Thảo mộc

  • Một vài loại hạt


Để đạt hiệu quả dinh dưỡng tối ưu, trái cây nên là thành phần chủ đạo.


Tốt nhất là quả đúng mùa, đúng địa phương, không để tủ lạnh quá hai ngày.


Ăn thô khác gì ăn chay?


  • Ăn chay là không ăn sản phẩm đến từ động vật, nhưng vẫn tiêu thụ đồ ăn đã qua sơ chế, đồ sản xuất công nghiệp,...

  • Ăn thô là chỉ ăn thực phẩm tươi sống.


    Nếu chế độ ăn chay là vegan diet thì chế độ ăn thô là raw vegan diet.


Có nên ăn thô 100%?


Được vậy thì quá tốt. Nhưng tôi cho rằng 70% trở lên là đủ.


Bắt đầu ăn thô thế nào?


Hãy tập ăn theo nhu cầu và từ bỏ thói quen ăn theo giờ giấc.


Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng có viết bao nhiêu bài báo khẳng định ăn theo giờ mới là phương pháp đúng đắn, thì sự thật vẫn chỉ có một: 


Khi ta không đói mà vẫn ăn, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động miễn cưỡng. 


Rất nhiều vấn đề tiêu hóa đều bắt nguồn từ thói quen này mà ra. 


Khi cơ thể cần nạp năng lượng, nó báo cho thân chủ biết bằng một cơn đói. Không phải tự dưng chúng ta có hệ thần kinh và não bộ.


Tiếp đến, hãy tập ăn chậm, nhai kỹ.


Nhai không kỹ khiến cho tiêu hóa trở nên khó khăn, từ đó dẫn đến ăn nhiều mà lại hấp thụ kém.


Lộ trình ăn thô cơ bản


Đây là gợi ý của tôi, bạn đọc có thể tự điều chỉnh:


Tuần 1 và 2


  • Giảm tỷ lệ đạm động vật, ngũ cốc, bánh kẹo, chất phụ gia,...

  • Tăng tỷ lệ hoa quả 

  • Khi đói, bạn nên ăn hoa quả trước, sau đó mới đến những thứ còn lại.


Thứ gì nhiều dinh dưỡng nhất thì hãy ăn trước để tối đa hóa khả năng hấp thụ. 


Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể bắt đầu với những quả ít chua.


Hoặc thay vì ăn quả, bạn cũng có thể cân nhắc uống nước ép trước khi ăn bữa đầu tiên trong ngày.


Tuần 3 và 4


Như trên, nhưng tăng tỷ lệ trái cây lên 50%. 


Nếu cảm thấy khó chịu trong người, bạn đọc cũng đừng quá lo lắng. Đây là chuyện bình thường khi cơ thể đang thích nghi với chế độ ăn mới. 


Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên để ý những triệu chứng mạnh vì rất có thể quả bạn ăn phải bị thối, mốc,... hoặc do bạn bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh (làm việc ở khu công nghiệp, hít phải thuốc trừ sâu,...).


Những triệu chứng khó chịu khi tăng ăn thô và giảm chất độc (thịt, đường tinh luyện, chất phụ gia,...) thường nhẹ nhàng và từ từ, chứ không mạnh mẽ và đột ngột như khi bị nhiễm kịch độc. Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở đây.


Tuần 5 


Như trên, nhưng tăng tỷ lệ hoa quả lên 70%.


Tạm kết


Ăn thô tuy không chữa được bách bệnh, nhưng nếu có chế độ ăn chủ yếu với hoa quả tươi sống thì sức khỏe của bạn đã thuộc hàng top thế giới rồi.


Đương nhiên, với điều kiện là bạn cũng phải sinh hoạt điều độ nữa.


Tôi cho rằng con đường này không dễ đi, vì nó ngược lại với những gì ta được dạy từ xưa đến nay.


Bởi vậy, bạn đọc hãy thong thả tiếp nhận kiến thức và thực hành với tốc độ phù hợp.


Một cái cây cần nhiều tháng để đơm hoa kết trái thì con người cũng vậy. Vội vàng ép chín thì chỉ hái được những quả không ngon và còn bị nhiễm thuốc nặng mà thôi.


Hãy tôn trọng tốc độ của bản thân.


Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng và những thói quen lành mạnh trong thời gian dài, bạn hoàn toàn có thể tiêu thụ những loại thực phẩm như thịt, ngũ cốc, bánh kẹo,... trong kiểm soát mà không gây nguy hiểm đến tính mạng.


Cuối cùng, lời nhắn nhủ của tôi trước khi tạm biệt độc giả là chúng ta không nên quá cứng nhắc. 


Ẩm thực sinh ra là để gắn kết con người.


Hãy ăn pizza khi đến Ý, ăn đùi lợn muối khi đến Tây Ban Nha, uống rượu vang khi đến Pháp, ăn sushi khi đến Nhật,...


Hãy tận hưởng những bữa cơm gia đình nếu chúng giúp bạn kết nối với người thân.


Nhìn đâu cũng thấy chất độc, tâm trí ta sẽ chỉ càng bị giam giữ chặt thêm.


Một con người với tâm trí bị giam cầm thì có ăn thô 100% cũng không khỏe nổi.


Vì không một cơ thể khỏe mạnh nào có thể tồn tại được với một cái đầu đầy định kiến cả.


Nếu độc giả hứng thú với sức khỏe toàn diện, hãy theo dõi kênh instagram hoặc substack Đồng chí Anh để đọc những nội dung tương tự trong tương lai.


Đọc thêm:

Updated: Jun 13

Bài viết bao gồm thực hành chữa lành tự nhiên. Nếu độc giả lựa chọn làm theo, xin hãy chịu trách nhiệm với sự lựa chọn này.


Detox là gì?


Là quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể.


Điều này có nghĩa là: chỉ cần ta còn sống, các cơ quan nội tạng sẽ detox hằng ngày dù ta muốn hay không.


Trong quá trình ấy, cơ thể đem xử lý các chất thải bên trong thành dạng an toàn, để chuẩn bị cho quá trình bài tiết. Phân, nước tiểu, mồ hôi,... chính là các chất thải sau khi đã được xử lý.


Ngoài phân, nước tiểu, mồ hôi, còn có những cơ chế detox nào nữa?


  • Dịch nhầy (nước mũi, nước mắt, đờm,...)

  • Sỏi

  • Mụn

  • Các vết sưng, mẩn

  • Các loại khí (mùi hôi)

  • Những cơn sốt

  • Vân vân


Tóm lại, hầu hết những triệu chứng khó chịu mà ta có thể nhìn, sờ, ngửi, cảm thấy, chính là hiện tượng detox.


Hay nói cách khác, tất cả các loại bệnh tật chúng ta mắc phải, chính là một phần của quá trình thải độc.


Ví dụ, khi ta ăn phải đồ hỏng, bụng đau và những cơn tiêu chảy ập đến để nhanh chóng đẩy chất độc ra ngoài.


Khi ta ăn quá nhiều đạm động vật và sinh hoạt kém lành mạnh, cơ thể không đủ sức để xử lý và đẩy hết chất thải qua phân và nước tiểu, nó dồn chúng vào các thùng rác dự trữ, chính là các vết sưng, thế là ta bị gout. 


Một cơ thể thải độc tốt sẽ hoạt động thế nào?


Là phần lớn các chất thải chỉ đi qua mồ hôi, khí, nước tiểu, phân. 

Những cơ thể này thường ít khi gặp vấn đề về da như mụn, sưng, mẩn ngứa,...


Vậy da đẹp đồng nghĩa với một cơ thể thải độc tốt?


Đúng là có những người đưa chất độc thường xuyên vào cơ thể (đạm động vật, đường tinh luyện, ngũ cốc, chất bảo quản, chất điều vị, thuốc kháng sinh,...) nhưng vẫn không có mụn, mẩn ngứa, không toát mồ hôi,... tóm lại là da “đẹp”. 


Điều này có ý nghĩa gì?


Nghĩa là độc tố đã bị kẹt lại bên trong.


Phần giải thích dưới đây có sử dụng kiến thức từ thực hành cá nhân và nội dung module 5.9 trong cuốn The Detox Miracle Sourcebook của Robert Morse.


Làn da là một trong những cơ quan thải độc lớn nhất của cơ thể.

Nó bảo vệ, đào thải, và kiểm soát nhiệt độ.


Sốt là một trong những công cụ tuyệt vời nhất mà cơ thể sử dụng để đào thải độc tố qua da. Nhiệt độ cơ thể cao làm tăng tiết mồ hôi, do đó tăng đào thải chất độc và chất nhầy. 


Cơ thể sẽ tạo ra các triệu chứng như cảm lạnh hay cúm, đến từ các cuộc tấn công của ký sinh trùng, sự kích thích, hoặc thải độc tự nhiên. 


Không bao giờ nên dập những cơn cảm lạnh, cúm, hoặc sốt, bằng các loại thuốc. Đây không phải là bệnh, mà là phản ứng tăng cường đào thải của cơ thể, điều này rất quan trọng để ta trở nên khỏe mạnh hơn.


Làn da có mức độ đào thải và lọc chất độc mạnh như phổi, thận hay ruột của bạn. 


Các chất độc đi ra theo ba con đường:

  • Dạng khí 

  • Dạng lỏng (mồ hôi)

  • Dạng rắn (mủ, chất nhầy, da chết,...)


Tác động của những thực phẩm bạn tiêu thụ sẽ làm tắc nghẽn và viêm nhiễm hệ thống bên trong. Các tình trạng về da chỉ là dấu hiệu của quá trình ấy. 


Khi cơ thể đào thải những thứ đó, bạn gặp phải những vấn đề từ gàu, mụn nhọt, phát ban, đến viêm da, vẩy nến và ung thư da. 


Bệnh vẩy nến và ung thư da là tình trạng độc hại và liên quan đến ký sinh trùng. 

Bạn sẽ thu về khối lượng lớn ký sinh trùng với chế độ ăn giàu đạm động vật.


Ký sinh trùng là loài ăn xác thối. Chúng được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào có độc tố và tế bào chết hoặc sắp chết, bao gồm cả ở các lớp da và trên bề mặt da. Bạn có thể gọi tất cả các triệu chứng này là "bệnh" nếu muốn, tuy nhiên nguyên nhân thì luôn giống nhau. Chỉ có mức độ nghiêm trọng là khác nhau. 


Hầu hết các bác sĩ y học chính thống đều sử dụng thuốc hoặc skincare hóa học để điều trị những tình trạng về da. 


Mấy thứ đó chỉ đẩy độc tố và ký sinh trùng sâu hơn vào các mô, do đó ngăn chặn quá trình đào thải độc tố của cơ thể.


Nhiều phụ nữ bị khô da, thế là họ sử dụng kem dưỡng ẩm để làm da mềm mại và nhờn trở lại. 

Điều này chỉ khiến mọi thứ tệ hơn. 


Các loại kem dưỡng đó làm tăng tình trạng tắc nghẽn bên dưới. Tuy nhiên, chúng đem lại vẻ đẹp tạm thời, khiến da “trông” đẹp nhưng trên thực tế là làm tắc các ống dẫn dầu và lỗ chân lông. 


Bằng chứng là chỉ cần ta ngưng sử dụng chúng, da lại càng khô và bong tróc hơn cả trước khi dùng. Thế là ta dần trở nên phụ thuộc vào đồ skincare. 

Cuối cùng là không thể sống thiếu chúng. 


Khi cơ thể bắt đầu nhận diện được thứ độc dược này và phản kháng bằng cách tiếp tục thải độc, tiết dầu, rụng da chết,... ta chuyển sang một loại skincare khác mạnh hơn. 


Và một vòng lặp mới lại bắt đầu.


Ta tiếp tục dùng đồ skincare hóa học, gián tiếp hành hạ, dày vò, thách thức khả năng thải độc của làn da.

Ngày nó bỏ cuộc sẽ là ngày chúng ta bắt đầu gặp các căn bệnh “lạ”, không nhất thiết phải là bệnh về da. 


Chúng ta đau đớn, khó chịu, nhưng đi khám mãi không ra bệnh bởi vì máy móc dù thông minh đến mấy thì cũng chỉ dừng lại ở chẩn đoán dựa trên công thức.


Kết quả xét nghiệm “bất thường” chỉ hiện ra khi vấn đề đã trở nên quá trầm trọng, quá muộn để giải quyết.


Sức khỏe làn da là vấn đề bên trong chứ không phải bên ngoài. 


Bởi vậy, khi ta dùng đồ skincare hóa học để dập các triệu chứng như mẩn ngứa, mụn nhọt, da quá khô hay quá nhờn, ta không hề chăm sóc da mà chính là đang ngăn chặn nó hoạt động đúng chức năng.


Thế nên mới có hiện tượng là thân chủ skincare nhưng skin nó không care.


Khi làn da, tức cánh cổng thải độc tối quan trọng của cơ thể bị chặn lại, rác rưởi sẽ tích tụ trong nội tạng.


Nếu bạn có bất kỳ tình trạng da nào—từ mụn nhọt thông thường đến viêm da hoặc bệnh vẩy nến—bạn phải giải độc cho bản thân bằng cách ngừng ăn các sản phẩm từ động vật và đường tinh luyện, bởi vì tất cả đều gây tắc nghẽn nặng nề trong các mô của cơ thể. 


Những thứ rác rưởi tắc nghẽn này chính là nguồn thức ăn dồi dào của các loại nấm men, khiến chúng phát triển xâm lấn. Bạn có thể tiêu diệt hầu hết các loại nấm này bằng bất kỳ loại thảo dược diệt ký sinh trùng nào. 


Tuy nhiên, nếu bạn chỉ sử dụng thảo dược nhưng vẫn tiếp tục đưa độc tố vào, chúng sẽ quay trở lại.


Phải làm gì để hỗ trợ cơ thể detox nhanh nhất, cụ thể là làn da?


Là ngừng ăn thực phẩm độc hại và ngừng sử dụng skincare hóa học.


Có thể bạn sẽ lên mụn, ra nhiều mồ hôi, tiết nhiều dầu, rụng nhiều da chết, vân vân, trong thời gian đầu.


Tuy nhiên, bạn càng bớt ăn thực phẩm độc hại bao nhiêu, những tình trạng trên sẽ diễn ra càng nhẹ nhàng bấy nhiêu.


Ta cũng có thể khiến quá trình detox hiệu quả hơn, ít các triệu chứng ở da hơn, bằng chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng với các thực vật có tính thải độc cao. 


Tôi sẽ nói kỹ hơn về từng chủ đề ở các bài viết sau.


Nếu độc giả hứng thú với sức khỏe toàn diện, hãy theo dõi kênh instagram hoặc substack Đồng chí Anh để được cập nhật về những nội dung tương tự trong tương lai.


Đọc thêm:

Updated: Jun 13

Bài viết bao gồm thực hành chữa lành tự nhiên. Nếu độc giả lựa chọn làm theo, xin hãy chịu trách nhiệm với sự lựa chọn này.


Ăn hoa quả nhiều bị nóng?

Ăn hoa quả nhiều bị tiểu đường?

Ăn hoa quả nhiều bị cholesterol cao?


Hãy trả lời câu hỏi: như thế nào là nhiều?


Ví dụ, hôm nay tôi thèm ngọt. Tôi ăn hết nửa quả xoài. Ăn xong tôi vẫn thèm, tôi ăn nốt nửa còn lại, lúc này tôi không còn cảm giác thèm nữa, như vậy là đủ.


Nhưng nếu tôi ăn tiếp quả thứ hai, vừa cho miếng xoài vào miệng tôi đã không nuốt nổi, vậy là tôi đã ăn quá nhiều xoài.


Điều này nghĩa là: khi thiếu chất gì, hệ thần kinh sẽ báo cho ta biết bằng cơn thèm thứ đó. Khi ta nạp quá mức cho phép, cơ thể sẽ báo bằng cảm giác ngấy trong họng, khó chịu trong dạ dày. 


Nếu một người đã ăn nhiều đồ ngọt nhưng vẫn thèm ngọt liên tục, khả năng cao là người này đã ăn chất phụ gia thường xuyên trong một thời gian dài, nhưng lại ít ăn hoa quả. Bởi vậy, cái họ đang thèm thuồng thực chất là đường tự nhiên, năng lượng tự nhiên, thứ mà cơ thể đang khao khát nhưng mãi chưa được đáp ứng.


Cùng làm 1 thí nghiệm nhé. 


Khi bạn rất thèm ngọt, hãy tìm ăn một loại quả nhiều đường (nhãn, sầu riêng, mít,...) hoặc uống nước mía, nước dừa, nước thốt nốt,... nguyên chất. Cơn thèm ngọt của bạn sẽ giảm hẳn so với khi ăn bánh ngọt hay ăn socola. Bởi vì đường tự nhiên mới là thứ cơ thể thiếu. Sau khi đã được nạp đủ năng lượng thì dĩ nhiên nó không cần thêm nữa, nên hệ thần kinh không báo thèm nữa.


Khi nào thì hệ thần kinh báo tin sai?


Khi nó bị rối loạn. 


Khi nào thì nó bị rối loạn?


Khi chúng ta ăn chất phụ gia (hạt nêm, mì chính, đường tinh luyện, xì dầu, nước mắm,...) thường xuyên trong một thời gian dài.


Hãy tưởng tượng Chí Phèo nghiện rượu. Hắn thèm rượu vật vã, nhưng cơ thể hắn không cần thêm rượu mà cần bỏ rượu đi mới đúng. Các chất phụ gia công nghiệp cũng hoạt động với cơ chế gây nghiện y chang.


Làm sao để hệ thần kinh hoạt động đúng?


Phải làm rất nhiều thứ, nhưng bước đầu tiên là ăn ít thực phẩm chứa chất điều vị lại.


Tầm quan trọng của đường hoa quả và những sai lầm khi tiêu thụ đạm


Tôi xin phép giải thích dựa trên thực hành cá nhân với sự hỗ trợ của các kiến thức trong cuốn The Detox Miracle Sourcebook, được viết bởi tiến sĩ Robert Morse.


Đường hoa quả bao gồm glucose và fructose. Đây là những loại đường đơn thiết yếu cần thiết để “vận hành” cơ thể, giống như nhiên liệu cho chiếc xe của bạn vậy.


Đường đơn cần ít insulin hơn nhiều so với đường phức, những loại đường có trong ngũ cốc, tinh bột nấu chín, bánh kẹo,... Các loại đường phức này cần phải được phân hủy thành đường đơn trước khi đưa vào sử dụng. Điều này tạo ra nhu cầu insulin cao và cũng dẫn đến lượng glucose dư thừa, gây tích trữ chất béo. 


Nếu đạm (protein) là vật liệu xây dựng của cơ thể thì đường sẽ là nhiên liệu của nó. 


Chúng ta không thể dùng đạm như một dạng nhiên liệu được. Điều này gây tổn thương mô, ung thư, thậm chí tử vong. 


Ngày nay, nhiều người tập gym cổ súy việc nhịn đường và nạp đạm như một dạng năng lượng. Người ta đang sử dụng sai chức năng của đạm. 


Họ tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, kiêng bánh kẹo,... nhưng vẫn gặp hàng tá vấn đề sức khỏe. Ở những trường hợp kém may mắn hơn, họ không có triệu chứng mạnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng phần lớn các triệu chứng đều rất rõ ràng và hiển nhiên, chỉ có thân chủ lựa chọn bỏ qua vì các chỉ số xét nghiệm đều cho ra kết quả “đẹp”.


Nên nhớ rằng, xét nghiệm chỉ mang tính chẩn đoán. Đã là “đoán” thì không thể nào đúng 100%. Xét nghiệm không ra bệnh thì là do máy móc không có khả năng phát hiện; chứ không một cơ khỏe mạnh nào mà lại đau đớn, mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng, lo âu, khó chịu,... triền miên cả.


Tới một thời điểm nhất định, những người sống theo cái văn hóa gymer trên gặp phải ung thư, đột quỵ, hoặc những chấn thương cứ mãi chẳng lành. Họ không giải thích được bằng số liệu nên đành đổ tại gen, tại mệnh. Trong khi phần lớn những vấn đề sức khỏe đều được hình thành qua một thời gian dài, chứ không có bệnh nào là “vô căn”, là “tự dưng” cả.


Và cốt lõi của hầu hết những vấn đề ấy lại đến từ các thực hành sai lệch về dinh dưỡng, mà cụ thể là sử dụng đường hoa quả và đạm sai cách.


Đạm là vật liệu xây dựng, không phải năng lượng, cơ thể người cũng không cần nhiều đạm đến thế. Độc giả có thể đọc thêm về chủ đề này ở đây.


Ăn nhiều hoa quả thì bị “nóng”


Lại phải trả lời câu hỏi, “nóng” là cái gì?


“Nóng” là khi cơ thể bài tiết độc tố lên bề mặt các bộ phận. Ví dụ: các vết sưng, viêm.


Hiện tượng này phổ biến nhất ở làn da (mụn, mẩn ngứa,...). Do cảm giác khi bài tiết lên bề mặt rất “châm chích”, nên người xưa dùng tính từ “nóng” để miêu tả cho dễ, chứ không có cái gì thật sự bị “nóng” ở bên trong cả. 


Ăn quả xong bị lên mụn. Hoa quả có độc à?


Không phải.


Đường hoa quả đem lại nhiên liệu cho cơ thể. Khi nạp đủ nhiên liệu, cơ thể có thêm sức hoạt động nên nó tranh thủ đào thải các độc tố tắc nghẽn bên trong ra, từ đó chúng ta lên mụn, mẩn ngứa,... Bản chất những thứ đó cũng chỉ là rác rưởi tồn đọng được đẩy ra ngoài. 


Nếu cơ thể bạn ngay từ đầu đã không có độc đến từ việc ăn đồ công nghiệp, chất phụ gia, đạm động vật,... thường xuyên; bạn sẽ không gặp phải những triệu chứng “nóng” đó sau khi ăn quả ngọt.


Đương nhiên, tôi đã loại trừ trường hợp ăn quá nhiều hoặc ăn phải quả nhiễm thuốc trừ sâu.


Nguyên nhân gốc rễ của tiểu đường 


Ăn hoa quả nhiều có bị tiểu đường không?


Câu trả lời là không.


Có vô số giả thuyết về nguyên nhân của tiểu đường. Nào là mảng bám cholesterol trên tế bào beta, các vấn đề tự miễn dịch, di truyền,.. Cũng có người nói rằng là do căng thẳng và béo phì. 


Mỗi tế bào trong cơ thể bạn là một tế bào di truyền. Một số trở nên yếu hơn những tế bào khác, tùy thuộc vào những điều trên. Những điểm yếu này được phóng đại và truyền qua mỗi thế hệ mới. Loài người hiện đang phải đối mặt với tình trạng suy yếu mô nghiêm trọng, chủ yếu dẫn đến các bệnh mãn tính và thoái hóa. Hãy nhớ rằng, chỉ có hai nguyên nhân gây ra bệnh tật, bất kỳ bệnh tật nào, kể cả tiểu đường:


  1. Nhiễm độc

  2. Nhiễm toan (tình trạng nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường)


Hai nguyên nhân này là tác động của những gì bạn ăn, uống, hít thở, những gì bạn thoa lên da, cũng như những gì bạn suy nghĩ và cảm nhận. 


Làm tốt mấy điều trên, bạn sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều.


Làm không tốt thì cả đời chả đụng vào miếng hoa quả nào, bạn cũng vẫn có khả năng bị rối loạn chuyển hóa hoặc các loại bệnh tật khác.


Người bị tiểu đường phải làm gì?


Morse chia sẻ rằng, ông luôn gợi ý cho bệnh nhân tiểu đường chế độ ăn nhiều trái cây và rau sống; kết hợp các loại thực phẩm cũng như tận dụng thảo dược để detox. Chế độ ăn này sẽ làm sạch, tái tạo tuyến tụy và tuyến thượng thận. 


Với những bệnh nhân bị tiểu đường loại II, nếu kiên trì ăn theo chế độ trong vòng 3-8 tuần, cơ thể họ sẽ ổn định trở lại mà không cần phải tiêm insulin nữa.


Nếu bạn đang dùng insulin và tự kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày, bạn không cần phải lo lắng nếu lượng đường tạm thời tăng lên. Một số loại quả có thể làm tăng lượng đường trong máu tạm thời. Nếu bạn nhận thấy một trái cây cụ thể nào đang gây ra điều đó (thường là những quả ngọt), hãy loại chúng ra khỏi chế độ ăn cho đến khi đường huyết ổn định trở lại. 


Nên nhớ rằng: mục tiêu của bạn là làm sạch, tái tạo tuyến tụy và tuyến thượng thận, chứ không phải là “điều trị” tiểu đường. Tư duy “điều trị” sẽ chỉ đưa chúng ta đi vào con đường dập triệu chứng thôi, chứ không bao giờ giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật.


Cũng đừng quên rằng các loại đường phức trong tinh bột nấu chín, bánh kẹo, đồ công nghiệp,... có thể làm quá tải hệ thống của bạn với glucose. 


Cố gắng đưa lượng glucose dư thừa này vào tế bào bằng insulin không phải là câu trả lời. 


Tránh các thực phẩm chứa đường phức và đạm động vật mới là câu trả lời. 


Khi cơ thể ổn định trở lại, chúng ta hoàn toàn có thể tiêu thụ những đồ ăn trên trong kiểm soát mà không gây nguy hiểm đến tính mạng. 


Hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về thực phẩm và tác động thực sự của chúng lên mô. Tác động tàn phá của tiểu đường rất lớn, nhưng cách chữa lại đơn giản. Kể cả khi bạn mất sáu tháng đến một năm để tự chữa khỏi, thì điều đó vẫn tốt hơn là phải chịu đau khổ cả đời. 


Một số người sẽ không chữa khỏi bệnh vì chính bản thân họ không muốn. Nhiều cá nhân trở nên lạc lõng, lợi dụng bệnh tật để tìm kiếm tình yêu và sự chú ý từ người khác như một cơ chế hỗ trợ. 


Tôi cổ vũ bạn đọc hãy trở nên can đảm hơn. Hãy mạnh dạn chất vấn những điều chúng ta được dạy từ trước đến nay. Những quán tính nào không còn phù hợp, hãy nhẹ nhàng đặt nó xuống và lựa chọn những niềm tin mới. 


Hãy dành thời gian ở một mình nhiều hơn. Ta chỉ có thể trở nên mạnh mẽ khi trực tiếp đối diện với chính bản thân. 


Hãy tiếp xúc với thiên nhiên, học hỏi kiến thức từ thế giới tự nhiên. Đây mới là người thầy lớn nhất của chúng ta .


Hãy bớt đọc sách báo lại, hãy đứng từ xa và quan sát những định kiến chứ đừng vơ chúng vào người. 


Ta có đăng bao nhiêu bài báo khẳng định tiểu đường là một căn bệnh vô phương cứu chữa, hay người tiểu đường phải “sống chung với bệnh tật” cả đời, thì thực tế khách quan luôn chứng minh điều ngược lại: vô vàn người trên thế giới đã khỏi tiểu đường nhờ thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh.


Không có bệnh nào không thể chữa khỏi, chỉ có những con người hết thuốc chữa mà thôi. 


Nếu độc giả hứng thú với sức khỏe toàn diện, hãy theo dõi kênh instagram hoặc substack Đồng chí Anh để được cập nhật về những nội dung tương tự trong tương lai.


Đọc thêm:


Tham khảo:

Morse, Robert. “The Detox miracle Sourcebook", One World Press, 2012.

bottom of page