Đạm động vật không tạo cơ bắp
- Đồng chí Anh
- May 15
- 6 min read
Updated: Jun 13
Nếu ăn thịt không tạo nên cơ bắp, vậy thì thứ căng phồng trong cánh tay các bodybuilder với chế độ ăn giàu “đạm” mà chúng ta vẫn thường thấy, thực chất là cái gì?
Là rác thải.
Hãy cùng làm một thí nghiệm với sự tham gia của hai anh em.
Người anh có chế độ ăn giàu đạm động vật, tạm gọi là đồng chí Nhục.
Người em có chế độ ăn chủ yếu với trái cây, tạm gọi là đồng chí Thảo.
Nhục và Thảo đến hỏi cưới hai chị em Nhã và Mai. Tuy nhiên, bố mẹ các cô kịch liệt phản đối hôn sự này vì họ không muốn gả cả hai con cho cùng một gia đình. Bất mãn, hai chàng rủ nhau đến tuyệt thực ở nhà người yêu.
Sau 48 giờ biểu tình, ngoài hơi đói ra thì Thảo không cảm thấy nhiều khác biệt, còn Nhục thì bắt đầu đau bụng, thậm chí còn bị sổ mũi, dù anh luôn ở trong phòng kín gió và không hề tiếp xúc với ai ngoài Thảo suốt hai ngày qua.
Trải nghiệm của đồng chí Nhục chính là biểu hiện của phản ứng bạch huyết.
Tiến sĩ Robert Morse, tác giả cuốn “Phép màu đến từ thải độc”, nhấn mạnh rằng:
Loại "cơ bắp khối lượng lớn" được tạo nên bởi đạm động vật thực ra là rác rưởi bị tích trữ lâu ngày. Chính vì thế, chúng sẽ bị mất đi trong quá trình thải độc tất yếu.
Theo Morse (189), cơ thể thực hiện phản ứng bạch huyết để đẩy các dị vật ra. Các dị vật ấy sẽ được xử lý thành dạng chất nhầy rồi đi ra qua nước mũi, mụn, mủ, các loại dịch,... Trong trường hợp này, đạm từ thịt, sữa, ngũ cốc, trứng,... được cơ thể coi là dị vật.
Điều này có nghĩa là: bao nhiêu đạm động vật sẽ bằng bấy nhiêu chất thải.
Khi ta ăn ít lại, cơ quan nội tạng không mất nhiều sức tiêu hóa nên bắt đầu tập trung thải độc, từ đó gây ra tiêu chảy, sốt, sổ mũi, toát mồ hôi muối, sốt, phát ban,... Cơ thể ai càng nhiều rác thải tích tụ thì triệu chứng gặp phải khi nhịn ăn không những càng nặng, mà còn rất đa dạng.
Đó là lý do tại sao sau khi nhịn ăn, Nhã bị đau bụng và cảm cúm dù anh không hề uống thuốc trừ sâu hay tuyệt thực dưới trời tuyết.
Cơ thể người không cần nhiều đạm đến thế
Morse lấy sữa bò làm ví dụ. Sữa bò giàu đạm, khoáng chất và chất béo, một nhu cầu thiết yếu đối với những con bê sẽ phát triển tới gần 200kg trong một năm.
Khỏi phải nói, trẻ sơ sinh không lớn nhanh như vậy.
Sữa bò cực kỳ khó tiêu với trẻ nhỏ vì nó có hàm lượng đạm cao gấp bốn lần, khoáng chất gấp sáu lần so với sữa mẹ. Nếu phải so người với bò thì khả năng sản xuất enzyme để xử lý sữa của người kém hơn bò nhiều. Đó là lý do tại sao nhiều người gặp hiện tượng không dung nạp lactose.
Sữa động vật không phải là dinh dưỡng, cơ thể người vốn chưa bao giờ cần nó. Đã chung một giống loài thì nội tạng con nào cũng hoạt động như nhau, chỉ khác triệu chứng thôi. Không bao giờ có chuyện cùng là người mà tim anh Nhục thì bơm máu còn tim cô Nhã lại bài tiết cả.
Những người không gặp phản ứng mạnh với lactose chỉ đơn giản là có triệu chứng “nhẹ” hơn, chứ về bản chất thì cơ thể họ cũng không hề dung nạp thứ đó.
Họ vẫn thải ra các axit hại được sinh ra từ sữa qua phân, nước tiểu,... chỉ là bớt đau đớn hơn so với những người lactose intolerant thôi. Còn tại sao triệu chứng của họ nhẹ hơn thì tôi sẽ giải thích trong các bài viết tương lai.
Quay lại chuyện đạm động vật và hệ tiêu hóa. Morse khẳng định, nếu không đủ enzyme với số lượng phù hợp, trẻ sơ sinh sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa và tắc nghẽn chất nhầy trong các xoang, phổi, não và tai. Nhiều loại dị ứng cũng được hình thành do tình trạng tắc nghẽn quá mức mà nguyên nhân đến từ tiêu thụ sữa bò thường xuyên khi còn nhỏ.
Sữa bò cũng ít axit béo thiết yếu, rất quan trọng với cơ thể người trong quá trình sản xuất cholesterol toàn thân, steroid, mô não và thần kinh,... Trong khi so với các loài khác thì con người là loài phát triển rất mạnh về não, đây mới là chức năng mà chúng ta cần tập trung nuôi dưỡng hơn cả ở những năm đầu đời.
Sữa bò thiên về xương/cơ, nên bò mới to hơn người. Trong trường hợp này, sữa mẹ là thứ nuôi sống não bộ và hệ thần kinh - những cơ quan ưu thế của chúng ta. Đây là một trong những đặc điểm sinh học khác biệt lớn nhất giữa động vật ăn trái (con người) và động vật ăn cỏ (con bò).
Cho nên, cái con người cần là phát triển những chức năng phù hợp với cơ thể bẩm sinh, để có thể khỏe mạnh bền vững, chứ không phải để to như con bò con ngựa nhưng bên trong thì toàn rác rưởi.
Khoảng từ 3-4 tuổi, hầu hết trẻ em mất các enzyme tiêu hóa sữa do về mặt sinh học, con người cai sữa sau 3-4 năm đầu đời. Điều này có nghĩa là: sau khi trưởng thành, cơ thể ta không thể tiêu hóa sữa được nữa.
Do thiếu các enzyme tiêu hóa thích hợp để phân hủy sữa, chúng ta tăng sản xuất chất nhầy, từ đó phát triển các vấn đề tắc nghẽn nghiêm trọng hơn khi già đi. Sữa lúc này trở nên rất kích ứng với niêm mạc đường tiêu hóa, khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn. Chất nhầy đó trộn với tinh bột có thể gây ra mảng bám nhầy dày tích tụ trên thành ruột. Chúng gây viêm, hình thành túi thừa và làm yếu mô thành ruột, cuối cùng dẫn đến viêm loét, suy giảm chức năng, tổn thương, và ung thư.
Các bạn nhớ tài tử John Wayne nổi tiếng với các vai diễn cao bồi, võ sĩ, vào thập niên 50 ở Hollywood không?
Wayne còn nổi tiếng với chế độ ăn giàu đạm động vật. Người ta cho rằng ông đã qua đời cùng với 22kg phân tắc nghẽn trong ruột.
Chưa cần bỏ ăn thịt, chỉ cần hạn chế uống sữa động vật là rất nhiều vấn đề tiêu hóa đã được cải thiện đáng kể rồi.
Chính vì đạm động vật là rác thải, nên những người ăn thịt lâu năm sẽ gặp hiện tượng mất cơ, sụt cân sau một thời gian nhịn ăn. Thứ họ đánh mất không phải là dinh dưỡng mà là rác thải. Cơ thể hấp thụ và tích trữ dinh dưỡng chứ không bao giờ đào thải nó.
Hiện tượng mất cơ hiếm xảy ra ở những người có chế độ ăn chủ yếu với rau củ quả khi họ ăn ít đi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, mất cơ và sụt cân vẫn là điều không tránh khỏi khi họ nhịn ăn hoàn toàn trong một thời gian quá dài. Ở trường hợp ấy, không phải cơ thể họ đào thải dinh dưỡng mà là rò rỉ dinh dưỡng, tức là rút dần chất dự trữ để nuôi sống, giữ mạng cho thân chủ trong các tình huống nguy hiểm, như khi bị bỏ đói quá lâu chẳng hạn.
Tóm lại, để kiểm chứng xem trong cánh tay lực lưỡng của một người là cơ bắp hay rác thải, chỉ cần khóa mõm họ vài ngày là sự thật sẽ lộ ra.
Đọc thêm: Chỉ ăn rau củ quả thì có bị thiếu chất không? Vài hiểu lầm về đường hoa quả. Chứng tiểu đường
© Bài đăng được viết bởi tác giả Anh Đỗ với mục đích truyền tải kiến thức. Mọi hình thức sao chép, dù là một phần hay toàn bộ, nhằm mục đích thương mại; hay để đăng trên mạng xã hội hoặc phát hành trong các ấn phẩm sách, báo mạng, báo giấy, luận văn,... đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
Tham khảo:
Morse, Robert. “The Detox miracle Sourcebook", One World Press, 2012.
Comments